Tủ điện MSB là gì? Chức năng và ứng dụng

Tủ điện MSB được sử dụng phổ biến đặc biệt trong môi trường công nghiệp với nhu cầu sử dụng điện cao. Nếu bạn đang cần tìm hiểu về tủ điện MSB thì hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau để giải đáp các thắc mắc nhé. 

1. Tủ điện MSB là gì?

Tủ điện MSB (Main Distribution Switchboard) hay còn gọi là tủ điện phân phối MSB. Ngoài ra nó còn được gọi với nhiều tên gọi khác như: tủ điện chính MSB, tủ điện tổng, tủ điện phân phối tổng,…

Tủ điện MSB là tủ điện phân phối đầu vào cho toàn bộ hệ thống điện hạ thế của một công trình có chức năng đóng cắt ngắn mạch, bảo vệ hệ thống điện phụ tải khác trong một công trình. Thường được lắp đặt ngay sau các trạm biến áp hạ thế và trước các tủ điện phân phối DB.

Các tủ điện MSB hiện nay có thể thiết kế, sản xuất theo yêu cầu toàn bộ dải sản phẩm tủ điện phân phối tổng từ 600A đến 6300A. Tủ được thiết kế nhiều ngăn, mỗi ngăn tủ được thiết kế với chức năng riêng biệt như: ngăn chứa ACB/MCCB tổng, ngăn chứa các MCCB/MCB ngõ ra tải, ngăn chứa tụ bù, ngăn chứa khối chuyển nguồn ATS, giám sát từ xa thông qua GPRS…. Tủ MSB được thiết kế và lắp ráp theo tiêu chuẩn IEC60439-1.

Tủ điện MSB này được lắp đặt ở các phòng kỹ thuật điện tổng của các công trình công nghiệp như: Nhà máy, xưởng công nghiệp, trung tâm thương mại, cao ốc văn phòng, chung cư, bệnh viện,…

f Tủ điện MSB

2. Thông số kỹ thuật cơ bản của tủ điện MSB

  • Tiêu chuẩn: IEC60439-1, I EC60529
  • Điện áp định mức: 220-230 / 380-415 V AC
  • Dòng cắt: 6kA - 50kA
  • Tần số: 50Hz / 60Hz
  • Điện áp mạch điều khiển: 230 V AC max.
  • Loại xung: IV
  • Dung lượng cắt 1s: 30/5/85 KA.
  • Dung lượng cát xung đỉnh: 63/105/187 KA.
  • Dòng điện tối đa: 6300A
  • Độ tăng nhiệt tối đa: 50
  • Cấp bảo vệ (IP) IP43 – IP55
Thông số kỹ thuật cơ bản của tủ điện MSB

3. Chức năng và cấu tạo tủ điện MSB

3.1 Chức năng

Tủ điện MSB được sử dụng trong các mạng điện hạ thế và là thành phần chủ chốt nhất trong mạng phân phối điện.

Tủ điện MSB được lắp đặt tại các phòng kỹ thuật điện tổng của các công trình công nghiệp như: Nhà máy, xí nghiệp, trung tâm thương mại, cao ốc văn phòng,…

3.2 Cấu tạo

Tủ điện MSB được thiết kế với nhiều ngăn khác nhau, mỗi ngăn sẽ đảm nhận một chức năng riêng biệt. Có ngăn chứa ACB/MCCB tổng, ngăn thì chứa MCCB/MCB ngõ ra tải hay ngăn chứa tụ bù, ngăn chứa khối chuyển nguồn ATS, giám sát từ xa thông qua GPRS….

Tủ điện được thiết kế và lắp ráp theo tiêu chuẩn IEC 60439-1, với các bộ phận:

  • Bề mặt: Mạ kẽm hoặc sơn tĩnh điện RAL7032, RAL7033 và các màu khác theo yêu cầu khách hàng
  • Cánh tủ: 01 lớp cánh và 02 lớp cánh theo yêu cầu kỹ thuật của khách hàng.
  • Vỏ tủ: Làm từ thép tấm, sơn tĩnh điện, dày 1mm – 2mm, có thể sơn sần hoặc sơn bóng theo yêu cầu của khách hàng.
  • Kích thước: Chiều cao 1200 – 2200 mm; Chiều rộng 600 – 1200 mm; Chiều sâu 400 – 1250 mm

Các phần khác như nắp tủ điện, mặt hông hay mặt sau của tủ có thể tháo lắp dễ dàng tạo thuận lợi cho người sử dụng trong công việc lắp đặt và bảo trì. Các thiết bị bên trong được sắp xếp bố trí theo nhu cầu sử dụng của khách hàng.

Đối với nhu cầu sử dụng để phân phối điện cho các phụ tải có công suất lớn thì tủ điện MSB nổi bật với ưu điểm là thiết kế theo kiểu module được đặt cạnh nhau tạo thành một hệ thống phân phối điện bảo gồm ngăn lộ vào, ngăn phân đoạn và ngăn phân phối.

4. Ưu điểm tủ điện MSB

Ưu điểm tủ điện MSB

Tủ điện MSB thiết kế lắp đặt đáp ứng các thông số kỹ thuật và yêu cầu về cơ và điện cho các công trình. Các thiết bị lắp tủ như thiết bị đóng cắt, thanh cài, hệ thống giá đỡ được thiết kế bố trí hợp lý thuận lợi cho quá trình vận chuyển lắp đặt, đấu nối, vận hành và phát triển mở rộng khi có nhu cầu.

Tủ điện đáp ứng được các thống số và yêu cầu về cơ và điện, các thiết bị bên trong, hệ thống gá đỡ được bố trí một cách hợp lý và thuận lợi cho việc gá lắp và đấu nối trong tủ.

Vật liệu: Vỏ tủ điện được sản xuất từ chất liệu tôn tấm nhập khẩu đảm bảo các tiêu chuẩn công nghiệp toàn cầu: JIS G3302 (Nhật Bản), En10142 (Châu Âu) và ASTM A653/A653-08 (Mỹ).

Ngoài ra, một vài ưu điểm khác của tủ điện MSB có thể kể đến như:

  • Kiểu thiết kế từng khối nên có thể tách rời ra.
  • Bố trí thiết bị và đầu nối hợp lý.
  • Dễ dàng vận chuyển trong thời gian sử dụng.
  • Dễ dàng đấu nối các thiết bị bên trong tại công trường và kết nối mở rộng.
  • Tất cả các thiết bị được chỉ dẫn và hướng dẫn sử dụng rõ ràng.
  • Dễ tiếp cận để bảo trì thiết bị bên trong tủ điện.

5. Tủ MSB nên dùng thiết bị như thế nào?

Tủ MSB nên dùng thiết bị như thế nào?

Nói về thiết bị trong tủ điện nên dùng loại nào thì các bạn cần chú ý 2 yếu tố sau:

  • Thiết bị dùng theo bản vẽ và hồ sơ thiết kế
  • Thiết bị dùng theo túi tiền của chủ đầu tư

Một vài thương hiệu dưới đây sẽ gợi ý cho bạn lựa chọn phù hợp với nhu cầu sử dụng cũng như kinh tế:

  • Chất lượng tốt: Siemens, ABB, Eaton, Schneider, các hãng xuất xứ châu Âu, nước Mỹ, tương đương đáp ứng được các tiêu chuẩn kỹ thuật yêu cầu cao.
  • Chất lượng trung bình: LS, Mitsubishi, Shihlin, các hãng xuất xứ Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, tương đương. Thiết bị phân khúc này hiện đang được sử dụng nhiều nhất tại Việt Nam.
  • Chất lượng không cao: Chint, Huyndai, Himel, các hãng xuất xứ Trung Quốc, tương đương. Thiết bị phân khúc này sử dụng chủ yếu cho các nhà máy có vốn đầu tư của Trung Quốc, Đài Loan, các nhà máy yêu cầu giá thành sản phẩm tốt.

>>> Xem thêm: Tủ điện ATS

Nhận xét