Quy trình lắp đặt máng cáp âm sàn sẽ trải qua những giai đoạn như thế nào, hãy cùng theo dõi bài viết này để biết được những việc nên làm và những việc cần tránh nhé.
1. Máng cáp âm sàn
Trước tiên chúng ta sẽ ôn lại kiến thức về máng cáp là gì nhé.
Máng cáp là hệ thống treo đỡ, dẫn hướng cho toàn bộ hệ thống dây dẫn điện, dây cáp điện,… tại các công trình công nghiệp, nhà kết cấu thép, chung cư, trung tâm thương mại, bệnh viện,…
Tương tự như vậy, máng cáp âm sàn giúp bảo vệ hệ thống dây điện và dây cáp viễn thông đi dưới sàn. Nó giải quyết được hoàn toàn các vấn đề va chạm, kéo cáp và tránh tác động từ môi trường bên ngoài, giúp không gian gọn gàng hơn.
Tránh khỏi sự xâm hại của môi trường xung quanh và điều kiện thời tiết khí hậu, đồng thời đây cũng là giải pháp tiết kiệm không gian lắp đặt, chi phí bảo dưỡng, sửa chữa cực kì hiệu quả và tối ưu cho các dự án.
2. Ưu điểm máng cáp âm sàn
Hệ thống máng cáp âm sàn làm giảm chi phí xây dựng và giảm thiểu thời gian và chi phí lắp đặt tại các không gian thương mại cho những người thuê mới hoặc mở rộng.
Hệ thống máng cáp âm sàn giúp cả hệ thống phân phối điện có dây và có dây cứng, mang lại sự linh hoạt trong quá trình xây dựng nhằm mang lại cho các nhà thầu đảm bảo tiến độ và dễ dàng lắp đặt đúng thời gian.
Máng cáp âm sàn giúp di chuyển, bổ sung và thay đổi hệ thống cáp và điện khi cần thiết.
Hệ thống máng cáp dưới sàn giúp tiết kiệm chi phí nhất, tiết kiệm năng lượng hơn nhiều so với hệ thống dây điện truyền thống.
3. Thông số kỹ thuật của máng cáp âm sàn
Vật liệu
Một số vật liệu thường được các kỹ sư ưu tiên lựa chọn như tôn mạ kẽm, sơn tĩnh điện, tôn không gỉ,…
Đối với môi trường cho công trình trong nhà nên lựa chọn các loại thang máng cáp sơn tĩnh điện.
Đối với môi trường ngoài trời hay môi trường dễ bị ăn mòn nên lựa chọn loại thang máng cáp mạ kẽm điện phân hoặc mạ kẽm nhúng nóng.
Tiêu chuẩn về độ dày
Độ dày của thang máng cáp phụ thuộc vào yêu cầu của khách hàng.
- Tiêu chuẩn về độ dày thang máng cáp: 1.0mm, 1.2mm, 1.5mm, 2.0mm, 2.5mm,…
- Tiêu chuẩn về chiều dài của thang máng cáp: 3.0m, 2.4m, 2.5m
- Tiêu chuẩn về chiều cao của máng cáp: từ 50 – 200mm
Tiêu chuẩn về tải trọng
Tải trọng của thang máng cáp là sản phẩm có độ võng của hai điểm gối đỡ nhỏ hơn 1/300 nhịp.
Tải trọng của thang máng cáp rất quan trọng trong khâu sản xuất bởi nó sẽ quyết định đến độ chắc chắn, độ an toàn của một sản phẩm.
Tiêu chuẩn về bán kính
Kích thước của máng cáp và phụ kiện đi kèm sẽ quyết định đến bán kính cong của vật liệu.
- Đường kính ngoài của máng cáp nhỏ hơn 100 thì R=400mm
- 100 < đường kính ngoài < 160, R= 600mm
4. Quy trình lắp đặt máng cáp âm sàn
Lắp đặt máng cáp điện dưới sàn rất khó khăn kể cả từ khâu thiết kế công việc này đòi hỏi sự tỉ mỉ cao để tránh sai sót trong lúc đưa thiết bị vào các vị trí lắp đặt.
Bảo vệ hệ thống máng cáp viễn thông dưới sàn nhà 2 lớp bằng cách đặt nó bên trong máng cáp âm sàn.
Bước 1
Chuẩn bị khoảng trống dưới sàn nhà đủ để nâng đỡ và bảo vệ hệ thống máng cáp âm sàn ở độ cao mong muốn.
Lập sẵn quy trình lắp đặt một cách rõ ràng cho máng cáp hoạt động trên tất cả các hệ thống cáp và ống dẫn đã được lắp đặt phía trên mặt sàn.
Bước 2
Loại bỏ các thanh ngang của sàn và chèn máng cáp phù hợp khi cần thiết.
Bước 3
Sử dụng các loại vật liệu hỗ trợ hệ thống máng cáp âm sàn. Trao đổi với đơn vị sản xuất máng cáp để tạo khung chữ L hoặc các phụ kiện máng cáp âm sàn khác có sẵn cho hệ thống.
Bước 4
Găm các vật liệu khác phục vụ cho việc lắp đặt máng cáp lên mặt sàn bằng cách khoan lỗ bu lông hoặc sử dụng máy ép.
Bước 5
Ghim các đoạn máng cáp với nhau bằng đinh chữ L.
Bước 6
Kéo hệ thống cáp điện đi qua hệ thống máng cáp.
Bước 7
Thay thế toàn bộ thanh ngang và gạch lát sàn
>>> Xem thêm: Dây tiếp địa thang máng cáp là gì?
Nhận xét
Đăng nhận xét