Điện 3 pha là gì?

Điện 3 pha là gì? Các kiến thức cơ bản về điện 3 pha mà bạn cần phải nắm bắt để có thể ứng dụng hiệu quả và an toàn. Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây để hiểu hơn về chúng nhé.

1. Điện 3 pha là gì?

Điện 3 pha có tên tiếng Anh là three – phase current, đây là một thuật ngữ chuyên ngành sử dụng tất cả các lĩnh vực và thiết bị về điện. Điện 3 pha được sử dụng cho việc truyền tải, sản xuất công nghiệp sử dụng thiết bị điện có công suất lớn để giải quyết vấn đề tổn hao điện năng.

Trên thực tế việc truyền tải điện năng bằng mạch điện sẽ giúp tiết kiệm dây dẫn, chúng có cấu tạo đơn giản và đặc tính tốt hơn so với điện 1 pha. Giá thành của điện 3 pha có hơi cao hơn so với điện 1 pha ở giờ thấp điểm và bình thường. Tuy nhiên trong giờ cao điểm 9:30 – 11:30, 17:00-20:00 thì mức giá điện 3 pha lại thấp hơn giá điện 1 pha.

[caption id="attachment_17768" align="aligncenter" width="600"]Điện 3 pha là gì? Điện 3 pha là gì?[/caption]

2. Kiến thức cơ bản về điện 3 pha

Điện 3 pha có bao nhiêu V?

Đối với mỗi khu vực, mỗi quốc gia trên thế giới mà sẽ sử dụng loại điện có số V khác nhau, chúng còn phụ thuộc nhiều vào lịch sử, cơ sở hạ tầng, điều kiện kinh tế, công nghệ,… Tính đến hiện tại thì điện 3 pha có pha giá trị như sau:

  • 380V/3F: điện 3 pha được áp dụng tại Việt Nam.
  • 220V/3F: điện 3 pha được áp dụng tại Mỹ.
  • 200V/3F: điện 3 pha được áp dụng tại Nhật Bản.

Điện 3 pha có mấy dây?

Điện 3 pha có mấy dây?

Điện 3 pha là điện sử dụng 4 dây gồm có 3 dây nóng và 1 dây lạnh. Mỗi dây pha một dây nóng nên điện 3 pha sẽ có 3 dây nóng chạy song song với nhau. Dây còn lại được gọi là dây lạnh hay còn gọi là dây trung tính.

Dây điện có nhiều lõi thì khả năng dẫn điện và dẫn dòng sẽ càng cao. Ví dụ như dây dẫn điện 3 pha có đến 4 lõi, lớp lõi được kết hợp từ cả đồng và nhôm. Lõi điện sẽ mềm hơn, dễ nối hơn, dẫn điện và dẫn nhiệt tốt hơn.

Điện 3 pha có sử dụng được cho gia đình hay không?

Điện 3 pha thường hay được sử dụng trong công nghiệp, sản xuất dành cho các thiết bị có công suất lớn. Gía thành cũng tương đối cao hơn điện 1 pha vì chúng được xếp vào điện kinh doanh chứ không phải điện sinh hoạt.

Tuy nhiên, ở các hộ gia đình vẫn có nhiều hộ có hệ thống điện 3 pha sẵn. Lắp thêm ổn áp phù hợp để lấy đầu ra 220V 1 pha sử dụng cho điện sinh hoạt.

3. Sự khác nhau giữa điện 1 pha, 2 pha và 3 pha

Tiêu chí Điện 1 pha Điện 2 pha Điện 3 pha
Khái niệm Điện 1 pha là điện có 2 dây dẫn, gồm 1 dây nóng và 1 dây lạnh. Điện 2 pha là 1 loại điện rất đặc biệt bao gồm 2 dây nóng. Loại điện này chỉ mới được phát mình không lâu, thông qua việc nghiên cứu và chế tạo máy ổn áp. Điện 3 pha là điện sử dụng 4 dây gồm có 3 dây nóng và 1 dây lạnh. Mỗi dây pha là một dây nóng, chạy song song với nhau.
Hiệu điện thế Tại Việt Nam, hiệu điện thế giữa hai dây là 220V. Một số quốc gia khác thì có quy chuẩn tháp hơn là 100V, 110V, 120V,… Trên thực tế thì 2 dây nóng sẽ có 1 giây có trị số rất thấp chỉ khoảng 3V ~ 5V, tạo ra hiệu điện thế U = 220V. Như đã nói ở trên thì mỗi khu vực và quốc gia sẽ có những giá trị khác nhau -        380V/3F: Việt Nam -        220V/3F: Mỹ -        200V/3F: Nhật Bản  
Đối tượng sử dụng Sử dụng cho sinh hoạt gia đình, các thiết bị có công suất nhỏ, không hao phí về điện năng. Sử dụng cho các thiết bị 1 pha. Sử dụng cho việc truyền tải, sản xuất công nghiệp sử dụng thiết bị điện có công suất lớn để giải quyết vấn đề tổn hao điện năng.

4. Cách mắc nối điện 3 pha

Khi nhắc về dòng điện 3 pha thì chúng ta có 2 cách đấu dây chính là đấu dây chính đó là đấu hình sao và đấu hình tam giác. Khi đấu nối bạn cần lưu ý các dây nối, dây nóng đấu với dây nóng và dây trung bình đấu với dây trung bình.

Đấu dây điện 3 pha tam giác

Cách mắc nối điện 3 pha
  • Mức điện áp định mức: 220V/380V
  • Điện áp của mạng lưới điện hiện tại: 110V/220V (3 pha)
  • Điểm phù hợp: phù hợp giữa mức điện áp thấp nhất (220V) của động cơ và mức điện áp cao nhất (220V) của lưới điện.

Đấu dây điện 3 pha hình sao

Đấu dây điện 3 pha hình sao
  • Mức điện áp định mức: 220V/380V
  • Điện áp của mạng lưới điện hiện tại: 220V/380V (3 pha)
  • Điểm phù hợp: phù hợp giữa mức điện áp thấp nhất (380V) của động cơ và mức điện áp cao nhất (380V) của lưới điện

>>> Tham khảo: Công thức tính cường độ dòng điện 3 pha chuẩn

Nhận xét